Những Chất Dinh Dưỡng Từ Thịt Gà

Những Chất Dinh Dưỡng Từ Thịt Gà

Theo đông y, thịt gà có vị ngọt, tính ẩm, không độc, lành mạnh phổi, có tác dụng làm ôn trung ích khí, bổ tinh tủy giúp bồi bổ cơ thể cho người mắc bệnh lâu ngày. Thịt gà cũng là loại thực phẩm dễ chế biến thành nhiều món ăn nên thường xuyên được sử dụng tại nhà hoặc các nhà hàng.

1. Dinh dưỡng có trong thịt gà

Thịt gà thường được chia làm nhiều loại như thịt đùi, thịt cánh và lườn. Mỗi vị trí của gà lại cung cấp một lượng calo khác nhau từ protein đến chất béo, cụ thể như sau:

Theo tính toán thô, một ức gà không da, không xương 100 gam, sẽ cung cấp 165 calo, 31 gram protein và 3,6 gam chất béo.

Một đùi gà không da, không xương với 100 gam có thể cung cấp 209 calo, 26 gam protein và 10,9 gam chất béo, Theo đó, 53% lượng calo đến từ protein, trong khi có tới 47% đến từ chất béo.

Một cánh gà không da, không xương 100 gam cung cấp 203 calo, 30,5 gram protein và 8,1 gram chất béo. Điều này có nghĩa là cánh gà cung cấp 64% protein và 36% chất béo.

Chân gà được tạo thành từ các phần đùi gà và má đùi gà. Một phần má đùi gà không xương 100 gam có 172 calo, 28,3 gram protein và 5,7 gam chất béo.Như vậy khoảng 70% đến từ protein trong khi 30% đến từ chất béo.

Mỗi một bộ phận thịt gà lại có hàm lượng giá trị dinh dưỡng khác nhau

2. Tác dụng của thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm cung cấp chất đạm dồi dào, ít chất béo. Do đó, đây là thực phẩm ưu tiên sử dụng khi người dùng muốn phát triển cơ bắp và giảm cân lành mạnh, lâu dài.

Trong thịt gà có hàm lượng của axit amin tryptophan rất cao. Nếu bạn đang có triệu chứng trầm cảm hãy thưởng thức những món ăn từ thịt gà, vì thịt gà có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin trong não, giúp cải thiện tâm trạng

Thịt gà cũng được chứng minh giúp ngừa bệnh viêm khớp cũng như các bệnh liên quan đến xương. Vì vậy, trong khẩu phần ăn mỗi ngày nên thêm các món như gà hầm, canh gà,... sẽ giúp cải thiện tình trạng trên.

Axit amin homocysteine có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe tim mạch. Ăn nhiều thịt gà có thể kiểm soát và ngăn chặn hàm lượng loại axit amin này, bảo vệ trái tim và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, trong thịt gà có các chất dinh dưỡng như phốt pho và canxi, tác dụng giúp xương và răng phát triển một cách khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng loãng xương cùng các bệnh về răng. Nhờ đó, hệ cơ xương có thể tránh được các nguy cơ chấn thương do ngoại lực tác động.

Thịt gà giàu selenium, loại khoáng chất cần thiết giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Các đặc tính này giúp hỗ trợ giảm cân cũng như tránh xa các loại bệnh tật.

Vitamin B6 có trong thịt gà làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu hóa thức ăn mà không giữ lại hàm lượng chất béo và giúp giảm cân hiệu quả. Niacin có trong thịt gà là một vitamin thiết yếu giúp chống lại ung thư. Do đó, nếu thường xuyên ăn thịt gà sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương di truyền cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Thịt gà rất giàu retinol, alpha và beta-carotene, lycopene có nguồn gốc từ vitamin A, vì thế rất tốt cho sức khỏe của mắt. Thành phần chất dinh dưỡng trong thịt gà còn có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư ruột rất hiệu quả. Trong thịt gà có chứa ít chất béo (thường gặp ở lớp da của gà) nên ít gây áp lực cho hệ tiêu hóa, giúp cho dạ dày hoạt động hiệu quả và an toàn, nhờ vậy ngăn chặn được mọi nguy cơ gây bệnh ung thư nguy hiểm cho cơ thể.


Thịt gà có thể chế biến làm nhiều món ăn khác nhau phù hợp với mỗi độ tuổi

Thịt gà có thể chế biến làm nhiều món ăn khác nhau phù hợp với mỗi độ tuổi

3. Những món ngon từ thịt gà

Thịt gà có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, tùy theo mỗi thể trạng người bệnh mà bạn có thể kết hợp với một vài nguyên liệu từ đông y hoặc sẵn có trong vườn nhà.

  • Đối với người cao tuổi tỳ vị hư nhược, gầy còm, da khô nhẽo, có thể làm bánh với thành phần thịt gà theo công thức, 150 gam thịt gà trống cùng 210 gam bột mì, 15 gam hành củ, bột tiêu, gừng cùng với gia vị khác với liều lượng thích hợp. Thịt gà cùng với hành, tiêu, gừng và các gia vị khác được băm trộn sẵn để làm nhân. Bột mì thêm nước nhào trộn, cán thành bánh. Làm bánh có nhân là thịt gà cùng gia vị, luộc hay hấp chín, làm bữa ăn chính, cho ăn khi đói, ngày 1 lần trong 5 đến 10 ngày.
  • Từ 6 tháng tuổi trở lên ngoài sữa mẹ các phụ huynh có thể bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Trong đó, nấu cháo gà cho bé được xem là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Các mẹ có thể tham khảo công thức nấu cháo gà khoai lang bổ dưỡng cho bé để dễ tiêu hóa như sau: Gạo tẻ 3 nắm nhỏ với gạo nếp 1 nắm nhỏ ninh nhừ thành cháo. Trong lúc đợi cháo chín, rửa sạch 70 gam thịt gà mẹ thái lát mỏng, băm nhỏ và viên tròn từng viên cho vào đĩa. Sau đó, cho dầu ăn vào phi thơm thịt gà cùng chút mắm ngon, cho nước dùng vào đun cho thịt mềm. Khoai lang gọt sạch vỏ, thái lát mỏng rồi hấp chín và nghiền nhuyễn. Khi cháo chín, múc lượng vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt gà, khoai lang rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp hơi sền sệt và đun khoảng 1-2 phút.
  • Phụ nữ sau sinh bị suy nhược gầy còm, huyết hư có thể hầm 1 con gà mái, gạo trắng và bách hợp với một lượng thích hợp thêm nước, gia vị, nấu chín ăn.
  • Trị sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung, chuẩn bị gà mái giò 1 con, hoàng kỳ 60g. Sau đó làm sạch gà cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối và gia vị rồi hầm trong 3 giờ mang ra ăn.

 

Những món ăn từ thịt gà đều tốt cho trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai

  • Trị các trường hợp thiểu dưỡng gây phù mặt và chân tay, ninh nhừ gà mái ri lông vàng 1 con, xích tiểu đậu 30gr, thảo quả 3 gam cùng nước, muối, mắm, gừng tươi, hành sống chia ra ăn làm nhiều lần trong ngày.
  • Các bệnh nhân bị huyết áp thấp nên hầm đùi gà với 12 gam quyết minh tử, 10 gam ngũ vị tử, 5 gam gừng, 19 gam hành 10g và muối vừa đủ.
  • Người mắc cao huyết áp, đái tháo đường kèm béo phì, có thể sử dụng 100 gam thịt gà, 200 gam bí đao, 3 gam đảng sâm, muối một ít dùng cùng trong bữa ăn hàng ngày.
  • Chữa trị cho bệnh nhân bị sỏi mật, sắc thuốc bằng 15 gam màng mề gà , 30 gam kim tiền thảo, 15 gam nghệ, 6 gam hoàng liên, 6 gam đại hoàng và 15 gam trần bì 15 gam lấy 200ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày và uống kiên trì trong nhiều ngày.
  • Để chữa bệnh trĩ, lòi dom có thể hầm gà mái già với 15g hà thủ ô, cho một chút nước vừa đủ hầm cách thủy 2 giờ trở lên, ăn cả nước và cái. 2, 3 ngày ăn 1 lần. Sử dụng bài thuốc này giúp hòa khí hoạt huyết giữ cho tử cung khỏi sa, khỏi trĩ.
  • Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thể sắt chữa bằng cách sắc 10 gam màng mề gà, 30 gam thổ đại hoàng, 15 gam đan sâm để lấy 150ml nước thuốc đậm đặc, chia 2 lần uống trong ngày và sử dụng liên tục khoảng 15 ngày.
  • Khi nấu món ăn từ gà cho người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp dễ có phản ứng mẩn ngứa, nổi ban, khó thở khi ăn da gà, gan gà nên thêm gừng tươi đập dập hoặc thái mỏng làm gia vị và giải mẫn cảm theo kinh nghiệm dân gian.

Khi đã hiểu rõ về giá trị dinh dưỡng của thịt gà, bạn có thể chế biến làm nhiều món ăn khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng người bệnh. Việc áp dụng một chế độ ăn đủ chất sẽ giúp cải thiện sức khỏe theo chiều hướng tốt nhất.

Hy vọng những chia sẻ trên đây từ Thế Giới Thịt Tươi 3A+ đã giúp bạn hiểu hơn về thành phần dinh dưỡng của thịt gà. Tuy thịt heo bổ sung rất tốt protein nhưng bạn cũng nên thêm các thực phẩm giàu đạm khác như heo, thịt bò, trứng,... để đa dạng dinh dưỡng trong bữa ăn. 

📍 Địa chỉ: 109 Lê Đức Thọ - phường 17 - quận Gò Vấp - TP.HCM

☎ Hotline/Zalo: 093 153 38 00

➡️Đặt hàng ngay: https://www.thit.vn/

Đang xem: Những Chất Dinh Dưỡng Từ Thịt Gà